Rậm lông
Rậm lông là tình trạng lông cứng hoặc đen trên cơ thể, xuất hiện trên cơ thể phụ nữ thường không có lông. Khi hàm lượng nội tiết tố androgen quá cao và sự nhạy cảm cá nhân của đơn bị lông tiết với nội tiết tố androgen có thể khiến bạn rậm lông. Lông không mong muốn có thể mọc trên mặt, đùi, lưng, bụng, núm vú. Tỷ lệ rậm lông trong hội chứng buồng trứng đang dao động từ 70 đến 80% ở những những phụ nữ.
Rậm lông là một triệu chứng khiến rất nhiều phụ nữ tự ti với cơ thể của mình. Có rất nhiều phương pháp gồm dùng thuốc, thẩm mỹ, phẫu thuật để điều trị chứng rậm lông.
Thuốc tránh thai: là phương pháp điều trị nội tiết tố thường được sử dụng cho trứng rậm lông. Chúng ngăn cản sự rụng trứng, giảm sản xuất androgen của buồng trứng đồng thời làm giảm hoạt tính của androgen. Ngoài việc làm chậm sự phát triển quá mức của lông, tóc, thuốc còn có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và bảo vệ khỏi mang thai ngoài ý muốn.
Thuốc kháng androgen: là một loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng kết hợp với thuốc tránh thai. Nó được phát hiện là có khả năng ngăn chặn trực tiếp tác động của nội tiết tố androgen trong nang lông đã được sử dụng để điều trị chứng rậm lông. Có tác dụng phụ có thể bao gồm khô da, ợ chua, nhức đầu, mệt mỏi.
Thuốc steroid: sử dụng liều thấp có thể có tác dụng trong chữa trị chứng rậm lông. Một số phụ nữ dùng có thể bị chóng mặt cả ngày, thay đổi tâm trạng hoặc khó ngủ trong những ngày đầu.
Các liệu pháp thẩm mỹ: bao gồm tẩy lông, tẩy trắng, thuốc làm rụng lông, điện phân để phá hủy các nang lông bằng cách sử dụng điện, hoặc liệu pháp laser. Tuy nhiên các phương pháp này cũng không thể nào điều trị vĩnh viễn rậm lông, cần phải kết hợp giữa thuốc và các liệu pháp.
Hình ảnh rậm lông trong hội chứng buồng trứng đa nang