Nguyên nhân gây vô sinh hiến muộn ở nữ giới

Rate this post

Sau khi đã hoàn thành các xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán xác định về tình trạng vô sinh, bác sĩ sẽ xác định các nguyên nhân gây vô sinh, liệu điều gì đã làm cho khó khăn về việc mang thai trong cơ thể của bạn để từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp hoặc đưa ra một số thủ thuật hỗ trợ để giúp bạn mang thai. 

Ngoài các nguyên nhân về lối sống ảnh hưởng đến khả năng mang thai, còn có một số nguyên nhân gây ra tình trạng khó mang thai như: 

  • Các vấn đề về sự rụng trứng. 
  • Tắc ống dẫn trứng. 
  • Lạc nội mạc tử cung. 
  • U xơ tử cung. 
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. 
  • Các vấn đề về cổ tử cung. 

Các vấn đề về sự rụng trứng 

Việc mang thai phụ thuộc vào khả năng một quả trứng khỏe mạnh được phóng thích và gặp được tinh trùng khỏe mạnh để thụ tinh. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt không đều hoặc không có chu kì kinh nguyệt thì quá trình rụng trứng sẽ diễn ra bất thường. 

Khoảng 40% phụ nữ bị hiếm muộn có vấn đề về việc phóng noãn. Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh thường là do thiếu hụt các hormone. Điều trị vấn đề này có thể dùng thuốc hoặc hoặc thay đổi cân nặng nếu như bạn có tình trạng thiếu cân, hay thừa cân béo phì bằng chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. 

Ngoài ra, rụng trứng bất thường có thẻ do buồng trứng đề kháng với nồng độ hormone bình thường hoặc do buồng trứng bị bệnh lý cũng ngăn cản quá trình rụng trứng. 

Tắc ống dẫn trứng 

Với cấu tạo mỏng manh với độ dày tương đương đầu bút chì, ống dẫn trứng có thể bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng. Điều này sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, cản trở sự phát triển và làm tổ của phôi trong tử cung. 

Nguyên nhân của tắc ống dẫn trứng có thể các sẹo mổ trước đây hoặc sẹo do nhiễm trùng trước đó. Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia là nguyên nhân chính gây vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra các bệnh viêm nhiễm vùng chậu có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung (khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh mà không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng…). 

Vô sinh do tắc ống dẫn trứng có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên nếu phẫu thuật không thành công hoặc không thể phẫu thuật thì thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể là một giải pháp. 

Lạc nội mạc tử cung

Đây là nguyên nhân hay gặp gây ra vô sinh ở nữ giới. Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý xảy ra khi các tế bào trong tử cung phát triển lạc chỗ ở những nơi khác trong cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, bề mặt bên ngoài tử cung, ruột, bàng quang và trực tràng. 

Các triệu chứng có thể bao gồm kinh nguyệt nhiều, đau đớn, và kéo dài. Nguyên nhân được cho là các mô lạc chỗ này vẫn hoạt động giống nhau các mô trong tử cung và đáp ứng với sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, mô bị vỡ và chảy máu gây đau trước và sau chu kỳ kinh, tạo ra các vết sẹo và gây kết dính. 

Nội soi ổ bụng là một phương pháp sử dụng để xác định chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

U xơ tử cung 

Thường xảy ra ở 70-80% phụ nữ ở độ tuổi 50. U xơ là sự phát triển lành tính của các cơ trong tử cung, đây không phải là ung thư. Điều trị u xơ tử cung khi chúng gây ra các triệu chứng cho người phụ nữ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Hội chứng buồng trứng đa nang 

Đây là hội chứng đặc trưng cho tình trạng kích thước buồng trứng to lên, có lớp vỏ ngoài nhẵn nhưng dày hơn bình thường và có nhiều u nang nhỏ xung quanh buồng trứng. Hội chứng này có thể không có triệu chứng nào, có thể gây ra kinh nguyệt bất thường hoặc không có kinh nguyệt và có thể dẫn đến vô sinh. 

Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán qua siêu âm. Điều trị có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật các u nang lớn hơn. 

Hình ảnh hội chứng buồng trứng đa nang 

Vấn đề về cổ tử cung 

Các vấn đề về cổ tử cung có thể liên quan đến độ đặc hoặc không có đủ chất nhầy ở cổ tử cung. Các bất thường về chất nhầy có thể do nhiễm trùng âm đạo hoặc sự hiện diện của các kháng thể chống tinh trùng trong chất nhầy. 

Vô sinh không rõ nguyên nhân

Vô sinh không rõ nguyên nhân hay vô sinh vô căn được hiểu là không thể mang thai sau một năm mặc dù chu kỳ kinh nguyệt bình thường, tinh dịch đồ bình thường, nội soi ổ bụng bình thường và có tinh trùng xâm nhập xâm nhập bình thường vào âm đạo phụ nữ. 

Có khoảng 15% cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này khi đã kiểm tra kỹ lưỡng cho cả nam và nữ. Tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ, các cặp vợ chồng có thể tiếp tục cố gắng mang thai tự nhiên, hoặc sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản hoặc xem xét các lựa chọn khác như không có con hoặc nhận con nuôi. 

Bạn cảm thấy thế nào sau khi đã được chẩn đoán xác định rằng mình bị vô sinh? 

Thời gian tiến hành các kiểm tra và chẩn đoán xác định vô sinh hẳn là rất căng thẳng, tốn kém và bạn cảm thấy rất không thoải mái, thậm chí cảm thấy tội lỗi và sợ hãi với việc đối mặt với kết quả. 

Sau đây là một số phản ứng thường thấy của nhiều người phụ nữ trong quá trình điều trị vô sinh: 

  • Mất kiểm soát: họ cảm giác như là các bác sĩ và kết quả chẩn đoán đang lấy đi cuộc sống của bạn. 
  • Tức giận với cơ thể của mình, với người chồng hoặc với những người có thể mang thai và có con. 
  • Không ngừng đổ lỗi và trừng phạt bản thân rằng mình đã làm gì mà bị vô sinh? Hay mình có thể làm gì để kết cục khác đi? 
  • Có ý muốn giữ bí mật với mọi người xung quanh từ đó dẫn đến cô lập tách biệt với bạn bè và gia đình. 
  • Cảm thấy xấu hổ vì không thể sinh con như những người phụ nữ bình thường. 
  • Cảm thấy sốc, run sợ hoặc có thể nhẹ nhõm khi một vấn đề được xác nhận. 

Vậy có những cách nào để người phụ nữ tránh đi những cảm giác trên?? 

  • Nên đọc càng nhiều càng tốt về các vấn đề về vô sinh, nguyên nhân và cách điều trị thông qua sách vở, các trang web. 
  • Thường xuyên truyền đạt cảm xúc và sự sợ hãi cho người chồng, người bạn đời của mình để có thể thấu hiểu cho nhau. 
  • Thừa nhận bản thân mình đang gặp các vấn đề về tâm lý để có thể giải quyết tốt nhất. 
  • Cắt giảm các hoạt động gây căng thẳng và tránh tụ tập xã hội (đặc biệt là những hoạt động liên quan đến trẻ em).
  • Cho phép bản thân có thời gian riêng tư để nhìn nhận lại bản thân mình. 
  • Chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè hoặc gia đình của mình để được ủng hộ, thấu hiểu. 
  • Yêu cầu người chồng, người bạn đời của mình cùng người phụ nữ đi khám định kỳ để hiểu những gì đang xảy ra cũng như có cách giải quyết tốt nhất để có thể mang thai. 
  • Hãy đặt các câu hỏi cho bác sĩ nếu bạn thắc mắc tất cả các vấn đề gì về tình trạng sức khỏe của mình. 

Trong quá trình điều trị vô sinh, sự quan tâm và thấu hiểu của cả vợ và chồng là rất quan trọng. Đổ lỗi cho bản thân hoặc đối phương sẽ không đạt được bất kì lợi ích nào. Hãy cởi mở giao tiếp, hỗ trợ nhau trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị sẽ cho ra một kết quả tốt hơn và giúp mối quan hệ vợ chồng sẽ ngày càng bền chặt hơn. 

Bình luận